Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Thói quen sinh hoạt giúp phòng tránh đau cơ xơ hóa

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ như bài viết dưới đây để phòng tránh đau cơ xơ hóa


Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau cơ xơ hóa?


Trước kia, chẩn đoán đau cơ xơ hóa khá khó khăn vì bạn cần phải khám tất cả 18 điểm đau để khẳng định chẩn đoán. Ngày nay, chẩn đoán đau cơ xơ hóa có thể được thực hiện nếu một người đã có triệu chứng đau lan rộng trong hơn ba tháng – không có nguyên nhân y khoa khác tác động.

Đau cơ xơ hóa có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu giúp bác sĩ loại trừ các bệnh khác mà có thể có các triệu chứng tương tự, bao gồm:

Công thức máu toàn phần;
Tốc độ lắng máu;
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ xơ hóa?
Mặc dù hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi cho bệnh đau cơ xơ hóa nhưng một loạt các loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Tập thể dục, thư giãn và giảm stress có thể có ích. Lựa chọn điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của những điều sau đây:

Thuốc có thể giúp giảm đau cơ xơ hóa và cải thiện chất lượng giấc ngủ, bao gồm:

Thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol,…), ibuprofen (Advil, Motrin IB, …) hoặc naproxen sodium (Aleve, …), tramadol (Ultram, Conzip). Thuốc giảm đau gây nghiện không được khuyên dùng vì có thể dẫn đến sự phụ thuộc và thậm chí có thể làm cơn đau trầm trọng thêm theo thời gian;

Thuốc chống trầm cảm như Duloxetine (Cymbalta) và milnacipran (Savella), amitriptyline hoặc fluoxetine (Prozac);

Thuốc chống động kinh như Gabapentin (Neurontin, Gralise), pregabalin (Lyrica). Thuốc được thiết kế để điều trị động kinh thường hữu ích trong việc giảm một số cơn đau;

Điều trị: luyện tập các phương pháp để đối phó với các tình huống căng thẳng. Chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và tư vấn. Nói chuyện với nhân viên tư vấn có thể giúp bạn tự tin vào khả năng của mình và dạy cho bạn các phương pháp để đối phó với các tình huống căng thẳng. Liệu pháp như châm cứu, thao tác chỉnh hình và giải phóng mạc cơ có thể mang lại tác dụng tạm thời cho bệnh nhân. Tuy nhiên, rất khó để điều trị lâu dài vì nó có thể không được bảo đảm;

Thay đổi lối sống – chẳng hạn như các chương trình tập thể dục và các kỹ thuật thư giãn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau cơ xơ hóa?


Khi bạn được chẩn đoán đau cơ xơ hóa, bạn nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tình trạng này. Hiểu về bệnh có thể giúp bạn tìm thấy cách để đối phó. Việc làm này cũng nên mở rộng đến gia đình và bạn bè của bạn. Bệnh nhân đau cơ xơ hóa thường ít được hỗ trợ vì người khác không hiểu được cảm giác đau mà bệnh nhân đang trải qua vì không có triệu chứng thể chất cụ thể.

Các nhóm hỗ trợ: nhiều người bị đau cơ xơ hóa nhận thấy rằng các nhóm hỗ trợ tạo ra một sự liên kết quan trọng, nơi họ có thể nói chuyện với những người khác cũng đang phải sống chung với tình trạng này. Có một nhân viên tư vấn có thể giúp củng cố niềm tin của bạn trong điều trị và dạy bạn làm thế nào để đối phó tốt hơn. Các nhóm hỗ trợ đã cho thấy kết quả tuyệt vời trong việc giúp đỡ những người sống chung với đau cơ xơ hóa;

Luyện tập thể dục đều đặn: tập thể dục đã cho thấy có một số lợi ích quan trọng đối với người bệnh đau cơ xơ hóa. Lúc đầu, tập thể dục có thể làm tăng cơn đau của bạn. Tuy nhiên, tập luyện thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là tập aerobic tác động thấp. Khi bạn đang tập thể dục cường độ thấp, bạn có thể đi bộ, chạy bộ và chơi quần vợt. Một chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn phát triển một chương trình tập thể dục tại nhà. Các tư thế kéo giãn cơ thể và bài tập thư giãn cũng rất hữu ích;

Duy trì một lối sống lành mạnh: ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe. Hạn chế uống cà phê, bỏ hút thuốc lá và rượu. Làm điều gì đó mà bạn tìm thấy thú vị và thực hiện mỗi ngày;

Ngủ đủ: thiếu ngủ thường đi cùng với đau cơ xơ hóa và nó có thể làm cho cơn đau trầm trọng hơn, có thể dẫn đến mệt mỏi và trầm cảm. Bạn có thể tìm các kỹ thuật để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn vào ban đêm vạ hạn chế ngủ ban ngày. Thực hành thói quen ngủ tốt, chẳng hạn như đi ngủ và thức dậy cùng một giờ để tập cho cơ thể của bạn một lịch trình nhất định của giấc ngủ;

Giảm căng thẳng: hãy cho mình thời gian để thư giãn suốt cả ngày nhưng cố gắng không để thay đổi thói quen hàng ngày của bạn. Bạn nên có một kế hoạch để thư giãn và giảm stress. Hãy thử các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như bài tập hít thở sâu, hoặc thiền định;

Thư giãn: dàn trải công việc của bạn ra cả ngày. Bạn sẽ có ngày tồi tệ và ngày tốt đẹp. Nếu bạn cố gắng làm quá nhiều vào một ngày bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong ngày hôm sau. Bạn không nên quá sức và nên học cách tự chăm sóc mình.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét