Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Chứng phong thấp ra mồ hôi tay có nguy hiểm

Chứng phong thấp ra mồ hôi tay chân hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người bệnh. Song chính những biểu hiện mà bệnh mang lại có thể gây cản trở đến công việc, sinh hoạt và khiến người bệnh gặp phiền phức, mất tự tin trong giao tiếp.

Với những người mắc chứng phong thấp đổ mồ hôi tay chân thì vào những ngày hè nóng nực có lẽ là thời điểm làm họ cảm thấy ám ảnh nhất. Trong những ngày này mồ hôi ở tay chân tiết ra rất nhiều. Vào mùa đông bệnh lại khiến cho tay chân lạnh ngắt , nếu không có biện pháp giữ ấm tay chân thì cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh và bị bệnh.

Tùy theo đối tượng bị bệnh mà lượng mồ hôi ở tay chân ra nhiều hay ít. Một số trường hợp bị nặng mồ hôi thoát ra ngoài quá nhiều có thể chảy thành nước. Điểm đặc biệt, hiện tượng ra mồ hôi ở lòng bàn chân lại rất dễ khiến chân bốc mùi hôi, nhất là vào mùa hè. Điều này tạo cảm giác bất tiện, mất tự tin cho chính người bị bệnh cũng như gây tâm lý e ngại với những người đối diện.

Lời khuyên dành cho bạn:

Hiện nay chứng phong thấp ra mồ hôi tay chân được cho là rất khó điều trị. Việc sử dụng thuốc tân dược hầu như không mang lại hiệu quả. Biện pháp hữu hiệu nhất có thể giúp điều trị bệnh đó chính là phẫu thuật cắt và đốt hạch giao cảm- nơi sản xuất ra mồ hôi. Tuy nhiên phẫu thuật thành công thì cũng chỉ giúp điều trị được 90% căn bệnh này. 

Thêm vào đó sau phẫu thuật người bệnh cũng phải đối diện với một số tác dụng phụ không mong muốn, điển hình nhất là việc không ra mồ hôi ở một số vùng có thể khiến cho da có cảm giác khô và nóng rát, tuy nhiên những phần khác trong cơ thể lại bị tăng tiết mồ hôi để bù trừ gây ra nhiều bất tiện.

Chứng phong thấp ra mồ hôi tay có nguy hiểm
Chứng phong thấp ra mồ hôi tay có nguy hiểm


Do vậy bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để làm giảm tiết mồ hôi ở tay chân như:

Dùng lá lốt: Lấy cây lá lốt đem sắc nước đặc uống liên tục trong 1 tuần liền, sau đó nghỉ 5 ngày và tiếp tục dùng thuốc thêm 1 tuần nữa bệnh sẽ bớt. Viêm khớp gối cấp tính http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-goi-cap-tinh-va-man-tinh.html
 
Ngâm tay chân vào nước muối ấm: Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ lấy 1 nắm muối biển hòa tan trong nước ấm và ngâm tay chân vào.

Chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng chè xanh: Lấy chè xanh nấu nước pha loãng ra tắm kết hợp với ngâm tay chân hàng ngày. 

Hơ ngải cứu: Để giảm chứng lạnh tay chân do mắc chứng bệnh này vào mùa đông có thể đốt ngải cứu để hơ tay chân. Tinh dầu có trong ngải cứu sẽ giúp giữ ấm tay chân và hạn chế tình trạng hư hàn gây tiết mồ hôi. 

Lá dâu tằm: Hàng ngày lấy 1 nắm lá dâu tằm nấu nước uống. Có thể kết hợp lá dâu tằm với các vị thuốc khác như lá lốt, hạt sen và cho một chút đường vào nước sẽ dễ uống hơn. 

Xông muối: Lấy muối rang lên cho thật nóng rồi hơ hoặc gói vào một miếng vài mỏng để chườm lên tay chân cũng sẽ giúp làm giảm bệnh.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Biểu hiện bệnh viêm khớp cùng chậu

Khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh thường xuyên cảm thấy bị đau ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông kèm theo teo cơ mông. Các cơn đau thường kéo dài dai dẳng, đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội gây khó khăn cho việc vận động và rất khó chịu. Cơn đau có thể lan xuống đùi, cẳng chân giống như đau dây thần kinh tọa. 

Thường đau tăng khi đứng lâu, dạng chân, khi đứng dồn lực vào một bên chân, hoặc khi chạy leo cầu thang.

Viêm khớp cùng chậu là một trong số các bệnh xương khớp gặp phải ở nhiều người. Bệnh thường gặp phải ở những người sau khi điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh đại tràng, tiết niệu. Viêm khớp cùng chậu gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh, nhất là bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên thường không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các cơn đau xảy ra thường xuyên không chỉ gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến cho bệnh nhân bị mất ngủ, gây tâm trạng buồn rầu, lo lắng.

Biểu hiện bệnh viêm khớp cùng chậu
Biểu hiện bệnh viêm khớp cùng chậu


Phụ nữ bị viêm khớp cùng chậu thường có dấu hiệu bị đau bụng âm ỉ, đau bụng dưới, đau khi đại tiểu tiện, tiết dịch hay chảy máu âm đạo bất thường, giao hợp đau, sốt và rét run, buồn nôn và nôn. Khám phụ khoa thấy đau cổ tử cung, đau túi cùng âm đạo. Đối với bệnh nhân viêm khớp vùng chậu đang trong thời kì sinh đẻ thường gặp phải tình trạng bị viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung.

Trường hợp bệnh nặng nghĩa là tình trạng bệnh nặng thêm và lan rộng sẽ gây tổn thương dây thần kinh tọa, thậm chí gây teo mông, teo cơ đùi. Nhiều trường hợp khớp có thể dính hoàn toàn, thậm chí không thể phân biệt được khớp cùng chậu nữa.

Trên đây là các triệu chứng nhận biết chính của bệnh viêm khớp cùng chậu để phân biệt với các bệnh khác, các bạn cần chú ý để nhận biết và có hướng chữa trị phù hợp, hiệu quả. 

Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào trong số các triệu chứng nên trên cần nhanh chóng đi kiểm tra để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Vì sao mắc phải hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân nghề nghiệp. Đây là loại bệnh gây tê tay và teo bàn tay nếu để muộn.

Các tình trạng, hoạt động tạo áp lực và sự giảm cung cấp máu cho thần kinh giữa là nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay (gây cảm giác châm chích, tê đau và yếu).

Các tình trạng hoặc hoạt động, hoặc sự kết hợp giữa chúng, có thể gây hội chứng ống cổ tay:

Nguyên nhân nghề nghiệp: Do lao động bằng tay, với thao tác lặp đi lặp lại ở khu vực cổ tay, có thể chỉ là việc thực hiện những thao tác trực tiếp, đơn giản bằng tay hoặc là nắm giữ một công cụ lao động lâu như kìm, máy cắt, dụng cụ vặn ốc vít, đánh máy chữ, máy vi tính, đẽo gọt, cắt đá, dệt, cắt may quần áo, khâu tay, công việc lắp ráp thiết bị điện tử…

Vì sao mắc phải hội chứng ống cổ tay
Vì sao mắc phải hội chứng ống cổ tay


Các tình trạng như nhược giáp và thấp khớp có thể làm tăng số lượng mô trong ống cổ tay. Hoặc tình trạng sưng trong lúc có thai có thể làm hẹp cấu trúc của ống. Viêm khớp gối ở người già http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-goi-o-nguoi-gia.html

Chấn thương hoặc gai xương cổ tay, sự sưng bao hoạt dịch có thể làm giảm diện tích ống cổ tay. Nguyên nhân phổ biến gây sưng bao hoạt dịch là các cử động nặng và lặp đi lặp lại của ngón tay và bàn tay, đặc biệt là sự hoạt động của cổ tay trong các tư thế không thuận tiện.

Các tình trạng như tiểu đường làm tăng sự nhạy cảm của thần kinh, có thể làm thần kinh giữa tăng sự nhạy cảm đối với áp lực.

Hút thuốc và béo phì làm nặng thêm các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.

Bệnh nhân có cảm giác đau lan xuống ngón cái, trỏ, giữa và nửa trong của ngón tay đeo nhẫn, họ cũng cảm thấy tê giống như kiến bò hoặc kim châm. Một số bệnh nhân có thể thấy đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, nhất là về đêm. Cảm giác đau và tê đôi khi cũng lan lên cẳng tay dẫn đến khó cầm nắm. Bệnh nhân thường phải lắc bàn tay để bớt khó chịu.

►Xem thêm: Gãy xương đòn vai

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Biểu hiện của gãy xương đòn vai

Trong hầu hết các trường hợp, tai nạn gãy xương đòn vai đều xảy ra ở phần giữa của xương, ít khi bị gãy ở đầu trong hoặc đầu ngoài. Khi bị gãy xương đòn vai, người bệnh có thể tự nhận biết bằng các triệu chứng đau nhức, biến dạng xương và gặp nhiều khó khăn trong vận động.

Đau đớn: Xảy ra ngay sau khi xương đòn bị gãy, người bệnh có cảm giác đau rất nhiều ở vai, đau lan ra đằng sau gáy và cả cánh tay của bên vai bị chấn thương.

Sưng tím ngay tại vị trí bị gãy xương đòn vai. Khi dùng tay ấn vào đây sẽ thấy đau nhói vô cùng rõ rệt.

Biến dạng xương đòn do bị gãy. Trong một số trường hợp còn có thể nhìn thấy xương đòn trồi lên khỏi vai bằng mắt thường.

Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, không thể giơ tay lên cao được vì rất đau, có thể xuất hiện tiếng kêu lạo xạo trong khớp vai khi cố gắng cử động khớp vai.

Xương đòn vai sau khi gãy nếu không được khắc phục sẽ bị di lệch đi so vớ vị trí ban đầu, mà trong y học vẫn gọi hiện tượng này là can lệch. Nó tạo ra một u cục có thể tồn tại vĩnh viễn trên vai, gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của người bệnh.

Di chứng do gãy xương đòn vai để lại cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động bình thường của người bệnh. Khi thời tiết thời tiết thay đổi, vết thương cũ cũng có thể tái phát gây đau đớn.

Để khắc phục chấn thương gãy xương đòn vai, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định vị trí và mức độ tổn thương. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

Biểu hiện của gãy xương đòn vai
Biểu hiện của gãy xương đòn vai


Phương pháp điều trị này bao gồm dùng thuốc kết hợp với các biện pháp hỗ trợ bên ngoài.

– Dùng thuốc: Phần lớn là thuốc giảm đau và kháng viêm.

– Đeo đai số 8 để bất động ổ gãy xương đòn, cố định xương ở nguyên một vị trí, giúp xương nhanh lành hơn.

– Vật lý trị liệu sử dụng sau khi xương bắt đầu lành. Việc làm này giúp khôi phục dần các chức năng và khả năng vận động của khớp vai. Việc áp dụng các bài tập sẽ được thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Biện pháp này được áp dụng khi người bệnh bị chấn thương nặng, xương đòn vai sau khi gãy bị di lệch nhiều không thể khắc phục bằng cách đeo nẹp. Bằng các thủ thuật phẫu thuật, bác sĩ sẽ nắn chỉnh xương về vị trí ban đầu, sau đó cố định lại đến khi xương lành hẳn.

Trong điều trị bằng phẫu thuật, người bệnh có thể được áp dụng 2 biện pháp là phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít và phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh.

Sau điều trị, người bệnh gãy xương đòn vai sẽ phải mất vài tháng đợi xương lành. Trong thời gian này sẽ phải thực hiện chế độ ăn kiêng, nhất là đối với các thực phẩm có hại như rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Theo định kỳ, cần thực hiện đi tái khám để chắc chắn không xảy ra biến chứng đáng tiếc nào.